Bằng lái xe hạng C là gì?
Bằng lái xe C hay còn gọi là giấy phép lái xe hạng C là loại giấy phép lái xe dành cho người điều khiển các loại xe tải hạng nặng, có trọng tải lớn.
Theo khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người được cấp giấy phép lái xe hạng C có thể điều khiển các loại phương tiện giao thông sau đây:
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 bao gồm:
+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Như vậy, người được cấp giấy phép lái xe hạng C có thể điều khiển các loại xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng lớn hơn 3,5 tấn và cả những loại phương tiện chở người thông thường.
Điều kiện để tham gia học lái xe bằng C
Đối tượng: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam
Độ tuổi: Theo quy định tại Điều 59 và Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người học bằng C phải từ đủ 21 tuổi trở lên (tính đến ngày dự thi sát hạch bằng lái xe).
Sức khỏe: Lái xe không được mắc một trong các bệnh thuộc nhóm 3 quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
Trình độ học vấn: Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT không yêu cầu trình độ học vấn đối với người học và thi bằng C. Do đó, những người bỏ ngang việc chương trình học phổ thông hoàn toàn có thể học và thi bằng lái xe hạng C.
Học bằng C thì không được phép lái các loại xe nào?
Bằng lái xe hạng C không được lái xe ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi như xe khách 16 chỗ trở lên, xe mini van trên 9 chỗ, không được lái các dòng xe tải hạng nặng như Container,…
Do đó, nếu muốn lái xe tải hạng nặng để chở được nhiều hàng hơn hoặc lái các xe có nhiều chỗ hơn để phục vụ được nhiều hành khách hơn thì tài xế buộc phải nâng hạng bằng lái.
Hồ sơ thi bằng lái xe hạng C gồm những gì?
Tương tự như bằng lái xe B1, B2, người đăng ký học lái xe hạng C cũng phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp lệ sau đây:
1. Đơn đề nghị học và thi sát hạch để cấp GPLX (nhận tại trung tâm) hoặc download từ website (link)
2. 01 giấy khám sức khỏe khám tại bệnh viện Quận/Huyện đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe (link)
3. 06 ảnh màu 3x4 nền xanh (chụp không quá 6 tháng)
4. 01 bản photo CMNN/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn
5. 01 bản photo GPLX hạng A1 hoặc A2 bằng PET (nếu có)
6. Đối với công dân nước ngoài đăng ký thi bằng lái xe tại Việt Nam, cần cung cấp thêm bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng, thẻ tạm trú, chứng minh thư ngoại giao hoặc giấy chứng minh thư công vụ và phải đọc hiểu được tiếng Việt.
Thời gian đào tạo bằng lái xe hạng C là bao lâu?
Người học bằng C thường mất khoảng 5 - 6 tháng để hoàn thành chương trình đào tạo lái xe và thi lấy chứng chỉ.
Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời gian đào tạo lái xe hạng C bao gồm: 920 giờ với 168 giờ lý thuyết và 752 giờ thực hành.
Chương trình học và thi bằng lái xe hạng C như thế nào?
Chương trình học:
Học lý thuyết: Cũng giống như học lái xe hạng B2, học viên học lái xe hạng C bắt buộc phải tham gia học lý thuyết tại Trung tâm theo quy định.
Học cabin điện tử: Bắt buộc học viên phải tham gia học đủ 3 giờ cabin điện tử theo qui định, lịch học do trung tâm sắp xếp.
Học thực hành: Học viên ham gia học học thực hành sẽ học đủ 2 dạng địa hình là Sa hình và Đường trường. Học viên sẽ được Giáo viên hướng dẫn thực hành lái xe trên các tuyến đường phù hợp theo độ khó tăng dần để hoàn thành 825KM trên thiết bị giám sát DAT theo đúng quy định của Bộ GTVT.
Cấu trúc thi sát hạch bằng lái xe C
Để được cấp giấy phép lái xe hạng C mỗi học viên sẽ phải vượt qua 4 phần thi theo quy trình thi được qui định tại điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:
Phần 1: Thi lý thuyết.
Bài thi lý thuyết bao gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe cùng các nội dung về cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe. Học viên có 24 phút với tổng số 40 câu hỏi, trong đó có câu hỏi điểm liệt không được phép trả lời sai. Học viên sẽ phải trả lời đúng tối thiểu 36/40 câu lý thuyết thì mới tính là đạt nội dung lý thuyết.
Phần 2: Thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng.
Người dự sát hạch tiến hành xử lý các tình huống giao thông được mô phỏng trên máy tính. Mỗi bài thi bao gồm 10 tình huống được lấy từ 120 tình huống tổng hợp trong bộ đề thi mô phỏng.
Học viên cần được tối thiểu 35/50 điểm, mỗi câu trả lời đạt điểm tối đa là 5 điểm.
Phần 3: Thi thực hành trong hình.
Người dự sát hạch phải thực hiện tuần tự các bài thi như sau:
- Bài thi 1: Xuất phát.
- Bài thi 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ.
- Bài thi 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc.
- Bài thi 4: Lái xe qua vệt bánh và đường vuông góc.
- Bài thi 5: Qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông.
- Bài thi 6: Lái xe qua đường vòng quanh co.
- Bài thi 7: Ghép xe vào nơi đỗ dọc.
- Bài thi 8: Tạm dừng ở nơi có đường sắt ngang qua.
- Bài thi 9: Thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm
- Bài thi 10: Thay đổi số trên đường bằng.
- Bài thi 11: Kết thúc.
Thí sinh phải đạt được ít nhất 80/100 điểm được tính là vượt qua bài thi thực hành trong hình để tiếp tục thi thực hành trên đường.
Phần 4: Thi thực hành lái xe trên đường.
Người dự sát hạch điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên. Thí sinh phải đạt được ít nhất 80/100 điểm được tính là vượt qua.
Sau khi hoàn thành “ĐẠT” 4 phần thi sát hạch học viên được cấp giấy phép lái xe sau 25 ngày làm việc (trừ ngày nghỉ lễ)
Lệ phí thi bằng lái xe hạng C
Lệ phí thi bằng lái xe hạng C theo qui định
Thời hạn bằng lái xe hạng C
Theo khoản 4 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng C có thời hạn sử dụng trong 05 năm kể từ ngày cấp. Thời hạn sử dụng của mỗi bằng lái xe đều được in trực tiếp tại mặt trước của bằng lái đó.
Khi bằng C hết hạn, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng để tham gia giao thông, tài xế phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe.
- Bằng C hết hạn dưới 03 tháng: Được cấp lại bằng C mà không cần thi sát hạch.
- Bằng C hết hạn từ 03 tháng - dưới 01 năm: Phải sát hạch lại lý thuyết. Nếu đạt lý thuyết mới được cấp lại giấy phép lái xe hạng C.
- Bằng C quá hạn từ 01 năm trở lên: Phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành. Nếu đạt cả lý thuyết và thực hành thì được cấp lại giấy phép lái xe hạng C.
Học bằng lái xe hạng C thì nâng được bằng nào?
Căn cứ điều kiện nâng hạng bằng lái xe được quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng C sẽ được nâng hạng lên bằng cao hơn nếu đạt thời gian lái xe như sau:
- Lái xe bằng C sau 03 năm có thể nâng lên hạng D, FC.
- Lái xe bằng C sau 05 năm có thể nâng lên hạng E.
Để được nâng hạng bằng lái xe, ngoài việc phải đảm bảo thời gian lái xe theo quy định, tài xế còn phải đạt số km lái xe an toàn:
- Nâng bằng C lên D, FC: Phải có từ 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
- Nâng bằng C lên E: Phải có từ 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
Nếu bạn có nhu cầu được đào tạo và thi bằng lái xe hạng C hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP BÁCH VIỆT
Địa chỉ VP: 53 Nguyễn Đức Thuận, P.13, Q.Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965.988.198 (zalo) hoặc 028.6252.5678 (Gặp Ms. Tuyền)
Facebook: Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Bách Việt
Website: https://daotaolaixebachviet.edu.vn/
Phòng Ghi Danh Thủ Đức
Địa chỉ: số 36 đường số 6, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức
Hotline: 0963.8686.32
Phòng Ghi Danh Quận 10
Địa chỉ: 355/29 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10
Hotline: 0919.387.397